Các loại giấy phép mã nguồn mở phổ biến hiện nay

giay-phep-gpl

Giấy phép mã nguồn mở là gì

Theo wiki, giấy phép mã nguồn mở được hiểu là:

Giấy phép nguồn mở hay giấy phép mã nguồn mở là một loại giấy phép cho phần mềm máy tính và các sản phẩm khác cho phép mã nguồn, bản thiết kế hoặc thiết kế được sử dụng, sửa đổi và/hoặc chia sẻ theo các điều khoản và điều kiện được xác định. Điều này cho phép người dùng cuối và các công ty thương mại có thể xem và sửa đổi mã nguồn, kế hoạch chi tiết hoặc thiết kế cho các nhu cầu tùy chỉnh, tò mò hoặc khắc phục sự cố của riêng họ. Phần mềm được cấp phép nguồn mở hầu hết có sẵn miễn phí, mặc dù điều này không nhất thiết phải như vậy. Các giấy phép chỉ cho phép phân phối lại phi thương mại hoặc sửa đổi mã nguồn cho sử dụng cá nhân thường không được coi là giấy phép nguồn mở. Tuy nhiên, giấy phép nguồn mở có thể có một số hạn chế, đặc biệt liên quan đến việc thể hiện nguồn gốc của phần mềm, chẳng hạn như yêu cầu giữ nguyên tên của tác giả và tuyên bố bản quyền trong mã hoặc yêu cầu phân phối lại phần mềm được cấp phép chỉ theo cùng một giấy phép (như trong giấy phép copyleft). Một bộ giấy phép phần mềm nguồn mở phổ biến là những bộ được cấp phép bởi Sáng kiến nguồn mở (OSI) dựa trên Định nghĩa nguồn mở (OSD) của chúng.

(hết trích dẫn)

Các loại giấy phép phổ biến

Như trích dẫn trên, có nhiều loại giấy phép mã nguồn mở đa số là miễn phí sử dụng cho mục đích phi thương mại.Tuy vậy cũng có loại giấy phép cho phép người dùng cuối tự do chỉnh sửa và sử dụng với bất kỳ mục đích nào.

Sau đây là các loại giấy phép phổ biến và các đặc điểm đáng lưu ý của mỗi loại.

Giấy phép Apache

Giấy phép Apache tất cả các phiên bản được xem là giấy phép ít ràng buộc nhất, người dùng có thể chỉnh sửa mã nguồn, phân phối lại không giới hạn mục đích và số lượng.

Khi chỉnh sửa, cần ghi trong phần thông báo như là thông tin thuần túy kèm theo bản phân phối.

Giấy phép MIT

Là giấy phép có ít sự ràng buộc, người dùng có thể sử dụng và chỉnh sửa, phân phối lại mà không phải lo ngại về giấy phép sử dụng.

Đáng lưu ý ở loại giấy phép này là tính kế thừa; một phiên bản phát sinh, chỉnh sửa từ phần mềm có giấy phép MIT sẽ mặc định kế thừa giấy phép MIT như nguồn gốc của nó.

Mozilla Public License 2.0 – MPL

Giấy phép này được công bố bởi quỹ Mozilla, yêu cầu mặc định của giấy phép này là các phiên bản  phát sinh phải được công bố ra công cộng.

Giấy phép GNU General Public License – GPL

Giấy phép này cho phép người dùng truy cập mã nguồn, chỉnh sửa và sử dụng tự do. Giấy phép này có copyleft điều khoản quan trọng trao quyền sử dụng và chỉnh sửa, phân phối lại.

Giấy này cũng cho phép người dùng tạo thuận lợi và không thuận lợi đối với các bản phát sinh.

GNU Library or “Lesser” General Public License – LGPL

Giấy phép Công cộng GNU Hạn chế được phát hành bởi quỹ phần mềm tự do (FSF), nó cho phép dung hòa giữa các loại giấy phép có mức độ tự do cao như GPL hay MIT. Thí dụ, Khi kết hợp các phần có giấy phép GPL hay MIT và công bố với áp dụng giấy phép LGPL bên công bố giấy phép LGPL thậm chí có thể tuyên bố độc quyền, mặc dù có sử dụng một hay nhiều phần có giấy phép GPL/ MIT.

Tóm tắt

Trên đây là phần sơ các loại giấy phép mã nguồn mở. Các cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục, tuy nhiên bài viết này không đi vào chi tiết, chỉ liệt kê đặc điểm nổi bật của từng loại như là thông tin tham khảo để việc lựa chọn các phần mềm, ứng dụng web v.v được thuận tiện.

Đối với WordPress, phần lõi được cung cấp với giấp phép GPL, các phần như giao diện và phần mở rộng-plugin được xuất bản trên wordpress.org cũng áp dụng giấy phép này.

Có một số chủ đề và phần mở rộng không hẵn áp dụng giấp phép GPL, mặc dù được làm ra để dùng cùng với WordPress.

Sau đây là một số số chủ đề – theme phân phối theo giấy phép GPL.

Commercially Supported GPL Themes

Trên trang themeforest.net có một số theme cũng phân phối với giấp phép GPL và thường được ghi là This item is licensed 100% GPL” :

 

giay-phep-gpl
giay-phep-gpl

Khi ghi như vậy, có thể áp dụng giấy phép GPL trong việc chỉnh sửa và sử dụng mà không phải lo ngại vi phạm về giấy phép cũng như mục đích sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *